Móng đơn là gì? Cách tính toán móng đơn cừ tràm đơn giản

Móng đơn đối với mỗi công trình xây dựng là một bộ phận vô cùng quan trọng. Đây là bộ phận trực tiếp chịu hầu hết tải trọng của công trình. Vì thế lựa chọn phương pháp xử lý và cấu trúc móng phù hợp sẽ giúp công trình tồn tại lâu dài. Có rất nhiều loại móng được sử dụng như: Móng bè, Móng cọc, Móng băng, Móng hộp,… Nhưng Móng đơn là loại móng cơ bản nhất và được sử dụng nhiều nhất. Hãy cùng Cừ Tràm Đại Phong tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Móng đơn là gì?

Móng đơn còn có tên gọi khác là móng cốc, đây là loại móng dùng để đỡ một cột hoặc cụm cột. Có tác dụng gánh chịu trọng lực của cột. Loại móng này được sử dụng cho các công trình nhỏ như nhà cấp 4, nếu nhà tầng dưới 40m,… Móng đơn có những loại cơ bản là móng mềm, móng cứng và móng riêng lẻ. Hình dạng là mộ khố trụ to có hình vuông, chữ nhật, tròn. Móng này đem lại một khoản tiết kiệm cho gia chủ rất lớn. 

Đối với những nơi có nền đất yếu, sình, bùn thì sử dụng móng đơn và kết hợp gia cố nền đất bằng cừ tràm rất tốt.

Móng đơn cừ tràm

Móng đơn cừ tràm là sự kết hợp đổ móng bê tông phủ lên trên lớp đất nền được gia cố bằng cừ tràm. Các cọc cừ tràm được gia cố trước để tăng sức chịu tải cho vùng đất đó. Cây cừ tràm có tính chịu nước lâu nên công trình được gia cố sẽ tồn tại hơn 70 năm tuổi thọ. Móng giúp truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống tầng đất nền được gia cố bằng cừ tràm. Cừ tràm và móng liên kết với nhau tạo thành một nền kết cấu vững chắc. Ngoài móng đơn cừ tràm người ta thường sử dụng phổ biến hơn cả đó là móng băng cừ tràm. Vậy móng băng cừ tràm là gì? Cách tính toán móng băng cừ tràm như thế nào? Các bạn hãy tham khảo tại bài viết bên dưới nhé!

>> Xem thêm bài viết: Móng băng cừ tràm có thể xây được nhà mấy tầng.

Cấu tạo móng đơn

Về hình thức bên ngoài khi chúng ta nhìn thì móng đơn có cấu tạo rất đơn giản. Móng chỉ hình thành từ một hệ thống cốt thép đơn giản và bọc bằng bê tông. Gia cố đất nền bằng cừ tràm xong tiến hành đổ móng lên sẽ khiến vùng đất đó trở nên kiên cố.

Móng băng được liên kết với hệ thống dầm và có tác dụng chống đỡ hệ thống tường xây bên trên. Ngoài ra còn có tác dụng giằng móng để tránh hiện tượng lệch và lún.

Cấu tạo móng đơn
Cấu tạo móng đơn

Công thức tính móng đơn

Công thức xác định kích thước móng chịu tải đúng tâm:

P = (N + G)/(l.b) 

P = (N / α.b²) + γ .H (4) Α = l/b 

Trong đó:

G : Trọng lượng phần móng và đất phía trên

γ : Trọng lượng riêng trung bình của đất và móng 

H : Chiều sâu đặt móng Từ P = R 

ta có : (N / α.b²) + γ .H = m(A .γ.b+B.q+D.c) 

Chiều rộng được xác định như sau : b³ + k b² – k = 0 (6) 

Trong đó : Hệ số M ,M , M phụ thuộc góc ma sát ϕtc. 

tính toán móng đơn
Tính toán móng đơn

Tính toán móng đơn

Đối với loại biến dạng nền không quá lớn. Chúng ta tiến hành áp dụng lý thuyết lực đàn hồi và tính các đặc trưng biến dạng. Công thức tính toán móng đơn:

Ptb ≤ R : Trong tâm đúng tải trọng

Pmax ≤ 1.2 R : Lệch tâm tải trọng

 R : cường độ tiêu chuẩn của đất nền 

R = m(A .γ.b+B.q+D.c) (3) 

Trong đó

b : Bề rộng của phần đáy móng 

q : Tải trọng ở phần bên của móng 

c : Lực dính các đơn vị của lớp nền đất 

A , B, D : Các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất. 

m : Hệ số điều kiện làm việc của nền móng

Tính móng đơn bằng excel

Tính móng đơn bằng excel
Tính móng bằng excel – kiểm tra điều kiên biến dạng
Tính móng đơn bằng excel
Tính móng bằng excel – tính cốt thép móng
Tính móng đơn bằng excel
Tính móng đơn bằng excel

Công thức tính thể tích móng

Móng đơn được cấu tạo từ những hình khối đơn giản. Vì vậy thể tích móng băng được tính dựa trên thể tích của khối hình đó. Dưới đây là bảng tính thể tích khối hình.

Kết luận

Dựa trên cấu tạo địa chất nơi thi công chúng ta tiến hành lựa chọn loại móng thi công. Nhưng trước hết cần gia cố bằng cừ tràm để tầng đất nền có sức chịu tải, giảm hệ số rỗng,… Nên sử dụng móng đơn cừ tràm để tiết kiệm một khoản kinh phí và nguồn nhân lực thi công.

 

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ TẢI BÁO GIÁ





(*) Thông tin bắt buộc