Cây tràm là một loại cây được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta.Với nhiều khả năng sử dụng từ vật liệu xây dựng đến vật liệu gia dụng. Nguồn cung dồi dào cùng với chất lượng gỗ tràm được đánh giá bậc nhất. Vì vậy, gỗ từ cây tràm đang được phổ biến và dần thay thế các loại gỗ quý hiếm khác. Hãy cùng tìm hiểu về loại gỗ này thông qua bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé.
Gỗ tràm là gì?
Gỗ tràm là một loại gỗ có nhiều tên khác nhau tùy theo từng vùng miền như: Khuynh Diệp, Bạch Thiên Tầng, Chè Đồng, Chè Cay,… Cây tràm trong tự nhiên có rất nhiều loài và loại nào cũng có thân gỗ. Nhưng sẽ có những loại có thân gỗ to, thân gỗ nhỏ. Tùy vào khả năng sử dụng mà người trồng sẽ thu hoạch và chăm sóc theo yêu cầu. Những cây tràm dùng để lấy gỗ có chiều dài đạt từ 15 – 20m và được trồng và chăm sóc trên 10 năm.
Đối với xây dựng thì gỗ tràm này là loại nhỏ có chiều dài từ 3 – 5m, đường kính gốc từ 8 – 12cm. Loại này còn có tên gọi là cừ tràm, được dùng làm cọc để gia cố đất nền. Những cây cừ tràm có độ bền và khả năng chịu nước tốt. Nên thay thế cọc bê tông và cọc tre đem lại hiệu quả khá tốt.
Loại cây tràm nào dùng để lấy gỗ?
Cây tràm là loài cây thân gỗ trung binh có chiều cao từ 15 -20m và có thể cao hơn. Tràm thuộc loại cây thường xanh, và có hơn 200 loài trên thế giới. Tùy loài sẽ có đặc điểm riêng và giá trị sử dụng khác nhau. Nhưng đặc điểm chung nổi bật vẫn là: Cây có vỏ màu xám trắng, hay bong tróc và sống trong môi trường nước ngập mặn. Lá dạng lá đơn và phiến lá có hình trái xoan, hoa nở tạo thành nhiều cụm.
Tại Việt Nam có vài loại nổi bật như: Tràm gió , tràm keo, Tràm bông vàng. Các loại này đều chăm sóc khai thác để lấy gỗ. Tràm gió và tràm keo thì những thân cây chăm sóc trong 4 – 6 năm sẽ khai thác để làm những cây cọc cừ dùng trong xây dựng. Còn tràm Bông vang là loại cây lấy gỗ thường chăm sóc hơn 10 năm để thân cây đạt đường kính trên 0,5m. Đây là loại gỗ được sử dụng phổ biến chế tác vật dụng như: Bàn ghế, phảng, ván,…
Gỗ tràm bông vàng
Gỗ tràm bông vàng được khai thác từ những cây tràm có bông vàng có chiều cao trên 15m. Sau khi khai thác cây tràm được đem về chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ, đồ gia dụng, ván,… Gỗ tràm được các xưởng gỗ thu mua với số lượng lớn và giá thành tương đối cao. Gỗ có nhiều đặc tính có lợi nên không kén người mua. Diện tích rừng ngập mặn nước ta được phủ xanh từ năm 2000 bằng cừ tràm bông vàng là nhiều. Gỗ bông vàng có nguồn cung vững chắc. Thay vì sử dụng các loại gỗ đắt tiền thì sử dụng gỗ tràm bông vàng giúp bảo vệ môi trường, giảm phá rừng,…
Gỗ tràm bông vàng thuộc nhóm mấy
Cây tràm bông vàng thuộc tên khoa học là Acacia Auriculiformis. Được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960. Và được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta. Cây tràm có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, sống trong môi trường nhiệt đới khá tốt. Theo thông tin của bộ lâm nghiệp thì cây tràm lấy gỗ thuộc nhóm IV và được xếp thứ 57 trong bảng phân loại tạm thời các loại gỗ có thể sử dụng. Được ban hành của bộ lâm nghiệp theo quyết định 2198/CNR vào ngày 26/11/1977 và quyết định 334/CNR vào ngày 10/05/1988.
Chất lượng gỗ tràm bông vàng
Tại cây tràm có tốc độ sinh trưởng khá mạnh so với các loài cùng chi tràm. Là loài cây sống ở môi trường có độ PH thấp, ưa sáng. Nên chất lượng gỗ được đánh giá khá tốt.
Cây tràm bông vàng được khai thác và cung cấp cho các ngành sản xuất giấy, công cụ, đồ gia dụng. Gỗ có màu sắc sáng, không khuyết tật nhiều, có độ cứng với tỷ lệ 650kg/m3. Chất lượng gỗ tràm bông vàng khá tốt, chống được mối mọt, côn trùng gây hại,.. Không bị lão hóa do các tác nhân tự nhiên như nắng, mưa gió,…
Lời kết
Với ưu điểm của các loài cây chi tràm mang lại khá nhiều lợi ích cho con người như: Thuốc, gỗ, cọc cừ, bảo vệ môi trường,… Cây tràm đã mang lại khá nhiều lợi ích kinh tế đến bảo vệ hệ sinh thái. Trong đó cây tràm bông vàng là một sản phẩm nổi trội trong việc khai thác lấy gỗ. Đây là loại gỗ đáng được sự quan tâm của các nhà thiết kế trang trí nội thất. Hãy sử dụng loại gỗ này thay những loại gỗ hiếm để ngăn tình trạng phá rừng hiện nay.
Nội dung bài viết