Lá cây bạch đàn đặc điểm và công dụng như thế nào

Cây bạch đàn trên thế giới có có tên khoa học là: Aromadendron Andrews ex. Đâu tiên có tên là Khuynh Diệp, đây là tên được các nhà khoa học đặt khi mới phát hiện ra. Đã phát hiện ra hơn 700 loài cây bạch đàn đang phân bố nhiều nơi trên thế giới. Ngoài khả năng sản xuất gỗ thì cây bạch đàn còn có một công dụng to lớn trong nền y học. Từ xưa trong các bài thuốc Nam đã được sử dụng phần lá và thân cây dùng để bào chế ra rất nhiều loại. Nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật của con người đã giúp chiết xuất lượng lớn tinh dầu trong các tuyến lá. Dùng trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

Lá cây bạch đàn
Lá cây bạch đàn

Hình thái của lá cây bạch đàn

Lá cây bạch đàn khá nổi bật bởi đặc điểm bên ngoài. Lá có hình lưỡi dáo, liềm. Phần cuống lá khá ngắn, những phiến lá rất dài và có bề rộng tối thiểu. Bề  rộng của lá cây có kích thước 1 – 5cm. Kích thước chiều dài có thể đạt đến 8 – 18cm. Lá cây bạch đàn pử hai mặt đều có màu xanh nhạt đến xẩm dần, đôi lúc pha một ít vàng đậm. 

Dược tính trong lá cây bạch đàn

Mùi thơm đặc biệt của phần lá cây bạch đàn sẽ xuất hiện khi chúng ta vò dập phần lá. Một số loài khác sẽ có mùi hơi nhè nhẹ. Nếu nếm bằng vị giác sẽ cảm nhận được vị hơi đắng và chát nhẹ. Nhưng sau đó sẽ có cảm giác mát và dễ chịu.

Theo khoa học phần lá cây bạch đàn có chứa hàm lượng cineol lên đến 55%. Chất này cho ra tinh dầu gọi là Oleum Eucalypti. Ngoài ra, trong lá còn có lượng 1,3 – 2,25% E.camaldulensis và 1,40 – 2,60% E.exserta. Nhưng đa phần tinh dầu trong lá cây bạch đàn chứa rất nhiều cineol. Có nhiều loài cây bạch đàn hành phần cineol này đạt đến 60 – 70%,  điển hình là loài E. camalduleusis, còn đối với loài E.exserta chứa 30 – 50%.

Trong lá bạch đàn có độc tố hay không?

Khẳng định 100% rằng lá cây bạch đàn không có độc hại đối với con người chúng ta. Một loại cây lành tính và có sức chống chịu thời tiết khá cao. Dùng trong mọi hình thức. Nhưng phần tinh dầu không nên lạm dụng quá nhiều đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Hay sử dụng theo lời khuyên của các bác sĩ.

Công dụng lá cây bạch đàn như thế nào?

Lá cây bạch đàn có rất nhiều công dụng to lớn từ y học đến ẩm thực trong cuộc sống. Lá cây bạch đàn có thể chữa được khá nhiều loại bệnh khác nhau. Từ da đến hô hấp và tiêu hóa,…. Dưới đây là một số tác dụng cơ bản trong cuộc sống mà cây bạch đàn làm được.

Công dụng lá bạch đàn
Công dụng lá bạch đàn

Lá bạch đàn dùng để  chiết xuất tinh dầu

Trong những năm kháng chiến tình hình bệnh tật rất khan hiếm thuốc đặc trị. Vì thế một số bệnh viện, bác sỹ đã dùng phần lá để điều trị các bệnh tai – mũi – họng. Ngoài ra, phần tinh dầu bạch đàn còn được dùng như những hương liệu, phụ phẩm trong thời này. Đặc biệt, một số hãng nước hoa nổi tiếng dùng trong các lọ nước hoa hàng hiệu của mình. Mùi thơm đặc trưng cùng với dược tinh khá cao.

Lá cây bạch đàn dùng để chữa ghẻ

Bệnh ghẻ là một bệnh về da rất phổ biến tại mọi nơi trên thế giới. Những phần da bị các vi khuẩn mạc ngứa và có tên khoa học là Sarcoptes. Nhưng các mạc ngứa này dễ chết khi dùng nước trong lá cây bạch đàn sát lên. Nên trong dân gian tồn tại một bài thuốc chữa ghẻ rất hiệu quả là dùng lá cây bạch đàn.

Lá bạch đàn có thể đuổi muỗi

Các loại kem tránh côn trùng, thuốc xịt, nhang,… có mùi và khi sử dụng thường gây cảm giác khó chịu cho chúng ta. Lúc này thì lá cây bạch đàn giúp đuổi muỗi rất hiệu quả. Dùng một lượng tinh dầu được chiết xuất từ lá cây bạch đàn xịt lên quần áo, da,… Chỉ cần 1 2 giọt cũng có thể đuổi muỗi bay xa cả ngày.

Lá bạch đàn giúp điều trị hôi chân

Những người thường bị hôi chân, hôi nách mất tự tin và không giám hoạt động nhiều. Có một bài thuốc dân gian đó là sử dụng cây lá cây bạch đàn vò dập nát ra. Sử dụng trên những vùng da bị hôi mỗi ngày 1 lần và liên tục trong vòng 1 tuần giúp điều trị khá hiệu quả.

Lá cây bạch đàn có chứa vàng

Đây là một dấu hiệu nhận biết dựa trên kinh nghiệm của những nhà thực vật học. Rễ cây bạch đàn khi phát triển có thể hút được vàng nano nên phần lá tại nơi có khoáng sản thường có những chấm vàng li ti. Nhưng chỉ là vàng với số lượng nhỏ. Các nhà khai khoáng dựa vào đó để có thể chọn địa điểm khai thác.

Kết luận

Cây bạch đàn là loại cây đa năng và rất dễ tìm kiếm tại nước ta. Vì vậy chúng ta nên tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này để có thể góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe của chúng ta.

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ TẢI BÁO GIÁ





(*) Thông tin bắt buộc