Móng cừ tràm hay được gọi bằng nền móng cừ tràm là một kết cấu kỹ thuật thiết yếu của công trình xây dựng. Vị trí nằm ở phía dưới cùng của một công trình như: Nhà, chung cư, cầu, cống,… Nhiệm vụ chống chịu sức ép của các kết cấu công trình ở phía trên xuống nền móng.
Đáy móng liên kết với nền móng chịu trọng lực của toàn bộ công trình xuống đất nền. Móng nhà là điều kiện tiên quyết xác định sự tồn tại của một công trình. Nền móng cừ tràm có bền vững và kiên cố sẽ được đánh giá bởi những yếu tố: Chất lượng cừ tràm, phương pháp làm móng và gia cố đất nền.
Móng cừ tràm là gì?
Móng cừ tràm là hình thức sử dụng cây cừ tràm để gia cố tầng đất nền yếu. Giúp tăng độ chặt của đất, tăng sức chịu tải và giảm hệ số rỗng của tầng đất xuống thấp nhất. Trong ngành xây dựng hiện nay đang có xu hướng sử dụng các loại vật liệu xanh, thân thiện môi trường.Vì vậy, cừ tràm được sử dụng phổ biến nhiều hơn trong các công trình. Không chỉ vì thân thiện môi trường, cây cừ tràm còn giải quyết vấn đề về kinh tế cùng với nhiều ưu điểm vượt trội.
Cấu tạo móng cừ tràm
Dưới đây là hình ảnh mô tả cấu tạo móng cừ tràm:
- Phần móng sẽ được gia cố bằng về bông cốt thép.
- Phần nền sẽ được gia cố bằng cây cừ tràm.
Bảng vẽ móng cừ tràm
Dưới đây là bản vẽ chi tiết về móng cừ tràm cùng một số thông số quan trọng.
Các loại móng cừ tràm
Móng cừ tràm công trình có rất nhiều loại: móng đơn cừ tràm, móng bè cừ tràm, móng bằng cừ tràm,… Tùy vào thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của từng loại công trình đề ra và yếu tố địa chất. Các kỹ sư sẻ thiết kế nên sử dụng loại móng phù hợp nhất.
Móng đơn cừ tràm
Móng đơn cừ tràm là loại móng dùng để chống đỡ một cụm cột liền kề nhau có tác dụng gánh chịu lực. Móng đơn cừ tràm được dùng cho các công trình có tải trọng nhỏ và vừa. Ví dụ, nhà cấp 4, nhà 2 tầng, biệt thự nhỏ,… Vị trí móng đơn cừ tràm thường đặt ngay dưới những chân cột. Hình dạng nhận biết bởi trên mặt đất có hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật.
Móng băng cừ tràm
Móng băng cừ tràm là loại móng được thi công dưới tường và các cột của công trình. Được thiết kế một dải dài hoặc hai đường thẳng song song giao chéo nhau thành hình chữ nhật. Tùy vào quy mô và kinh phí mà chúng ta thiết kế một loại móng băng phù hợp. Khả năng của móng băng cừ tràm vượt trội hơn móng đơn vì khi lún móng băng lún đều. Được áp dụng nhiều trong các công trình tầm trung như: Nhà 3 tầng, 4 tầng, biệt thự, hồ bơi,…
Móng bè cừ tràm
Móng bè cừ tràm có tên gọi khác là móng toàn diện, đây là loại móng sử dụng nhiều tại những nơi có nền đất yếu. Phù hợp cho các công trình trải dài trên diện tích rộng: Tầng hầm, kho, hồ bơi, bồn chứa nước,… Móng bè có khả năng liên kết và phân phối tải trọng đều cho các cọc, đất nền. Đây là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất, giảm thiểu được tình trạng lún.
Tính toán móng cừ tràm
Hiện tại, các thông số tính toán cừ tràm chưa có một giấy tờ xác thực. Nhưng không vì thế mà bỏ qua sử dụng móng cừ tràm. Đây là một biện pháp dân gian nên quá trình thi công dựa trên kinh nghiệm là chính. Đã có nhiều tài liệu thực nghiệm và được áp dụng thực tế cho nhiều kết quả tốt của một số giáo sư:
- Giáo sư Nguyễn Văn Thơ có tập tài liệu nghiên cứu cừ tràm.
- Giáo sư Nguyễn Xuân Năng có tập tính toán cừ tràm.
- Giáo sư Hoàng Văn Tân có tập quy trình thiết kế móng cừ tràm.
Tóm gọn và đúc kết dựa trên công thức tính cơ bản sau:
n = 4000*(e0-eyc)/(pi*d^2*(1+eo))
Trong đó:
n: Số lượng cây cừ tràm cần đóng trên 1m2.
e0: Độ rỗng tự nhiên của đất thi công.
d: Đường kính gốc cây cừ tràm.
eyc: độ rỗng yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật.
Dựa trên công thức và tính toán được một số chỉ số tương đối như sau:
- Nếu đất nền yếu có độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,60, có cường độ chịu tải tự nhiên R0 = 0,7 ÷ 0,9 kg/cm2 . Sẽ tiến hành đóng 16 cọc cho 1m2.
- Nếu đất nền có độ sệt IL = 0,7 ÷ 0,8, có cường độ chịu tải tự nhiên R0 = 0,5 ÷ 0,7 kg/cm2. Sẽ tiến hành đóng 25 cọc cho 1m2.
- Nếu đất nền có yếu quá độ sệt IL > 0,80, có cường độ chịu tải tự nhiên R0 < 0,5 kg/cm2 . Sẽ tiến hành đóng 36 cọc cho 1m2.
Đặc tính của cây cừ tràm
Từ xưa các bậc thầy trong ngành xây dựng đã áp dụng cây cừ tràm để làm nền móng cho các công trình. Những công trình từ trước những năm 1975 đến nay tại miền Nam đa phần sử dụng móng cừ tràm. Theo đánh giá của các chuyên gia thì các công trình vẫn đang sử dụng rất tốt và có hệ thống nền móng còn tốt.
Loại vật liệu này có tính chịu ẩm cao nên có tuổi thọ lên đến hơn 80 năm nằm dưới lòng đất. Cây cừ tràm nhỏ nhẹ nên quá trình vận chuyển cũng như thi công rất dễ dàng. Biện pháp thi công không cần nhiều máy móc hiện đại. Phù hợp cho các công trình nhỏ, hẹp có chiều cao dưới 30m.
Trong các công trình thủy lợi khi kết hợp phên tre sẽ tạo thành một tường bao bền, chắc. Chống lại sức ép của nước, ngăn chặn tình trạng xâm thực của nước rất tốt.
Báo giá cừ tràm rẻ hơn so với một loại vật liệu khác, giúp tiết kiệm một khoản kinh phí khá lớn.
Tiêu chuẩn cây cừ tràm làm móng
Về quy cách cừ tràm thì có nhiều loại, nên tùy thuộc vào từng công trình mà chúng ta sẽ lựa chọn quy cách phù hợp. Quy cách chuẩn của cây cừ tràm là loại có đường kính gốc 8 – 10cm, đường kính ngọn > 6cm, chiều dài đạt trên 3,7m. Đây là quy cách mà các nhà thầu thường dùng nhất hiện nay. Để mua được những loại cừ tràm giá rẻ và chất lượng hãy liên hệ với Cừ Tràm Đại Phong qua hotline: 0969.388.855 để được có báo giá tốt nhất.
Nội dung bài viết