Vì đâu mà nghề đan cót truyền thống dần mai một?

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc phát triển nền kinh tế mới đang được chú trọng cao. Với một cuộc cách mạng công nghệ, gọi tắt là cách mạng 4.0, nó đang mang tới cơ hội phát triển cho nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) với những ngành nghề đa dạng, thu nhập cao, nên hầu như có rất ít người muốn gắn bó hay tiếp nối các nghề truyền thống. Những vấn đề xoay quanh việc các làng nghề truyền thống bị mai một vì mang lại thu nhập thấp đã dần quen thuộc, trong đó có cả nghề đan cót tre (mộc) truyền thống.

Nghề đan cót tre phát triển vào khoảng những năm 60 – 90 của thế kỷ XX. Từ những lợi ích của đặc tính các cây tre trúc, mà nghề đan cót đã giúp người dân có một cuộc sống đầy đủ và ấm no, nó cũng chính là một nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.

nghe dan cot tre
Nghề đan cót tre

Và rồi cuộc cách mạng công nghệ tới, mang theo nhu cầu cao của con người, họ muốn thu nhập cao hơn để nuôi gia đình, để thỏa mãn nhu cầu bản thân, đó là lí do khiến các làng nghề truyền thống này đang dần đi vào quá khứ. Muốn để lưu giữ và phát triển cái nghề này, cần phải có những định hướng đúng đắn để phát triển một cách hòa nhập chứ không phải hòa tan, không thể đánh mất bản sắc truyền thống.

Tấm cót tre là gì?

Cót tre là sản phẩm được chế tác từ các nan tre nhỏ, được chẻ ra từ các loại tre, nứa, lồ ô,… và phải đạt tiêu chuẩn. Sau đó, chúng được đan lát lại với nhau qua đôi bàn tay của người thợ để tạo ra những tấm cót đẹp, tinh tế làm hài lòng mọi khách hàng.

Quy trình tạo nên sản phẩm?

Để tạo nên một sản phẩm cót tre ưng ý người mua, việc đầu tiên cần phải chuẩn bị nguyên liệu tốt. Lựa chọn những cây tre, trúc,… đạt tiêu chuẩn (thân thẳng đều, tránh bị cong, phù nề, độ tuổi từ 2-3 năm để tạo được độ bền).

Sau công đoạn tuyển chọn, thì đến với công đoạn ngâm. Luôn phải ngâm dưới nước từ 14-21 ngày, mục đích để tăng độ bền cơ học và độ dẻo cho sản phẩm. Sau khi ngâm, bước tiếp theo là chẻ tre, chẻ thành các nan tre vừa vặn, đạt tỉ lệ chính xác, việc này sẽ giúp ích cho công đoạn cuối là đan tre. Dưới đôi bàn tay khéo léo, chả mấy chốc mà các nghệ nhân biến hóa từ các nan tre nhỏ tạo nên một tấm cót tre với độ tinh xảo cao.

Đôi khi những người nghệ nhân có thể là các cô, các bác, hoặc các em nhỏ, một phần để họ kiếm tiền, một phần cùng nhau giữ gìn lại nét đẹp của cái nghề đan cót tre truyền thống này, để nó còn sống mãi, để tự hào mang đến bạn bè quốc tế nét đẹp Việt Nam.

Một số làng nghề đan cót nổi tiếng

Nghề đan cót từ lâu đã phổ biến ở các tỉnh Duyên Hải Bắc Bộ và khu vực Trung Bắc Bộ. Nơi đây tập trung nhiều làng lâu đời, cung cấp số lượng lớn cho thị trường trong nước và quốc tế. Một số làng nghề như:

Có thể kể đến làng nghề đan cót làng Giàng, Xã Thiệu Dương (Thanh Hóa), Quốc Oai (Hà Nội), xã Gia Tân (Ninh Bình),…

Với truyền thống hơn 80 giữ nghề và truyền nghề qua bao nhiêu thế hệ con cháu, các làng nghề đan cót trên đã và đang tạo ra những tấm cót tre đẹp và chất lượng, góp phần mang hình ảnh nét đẹp làng nghề truyền thống đến với bạn bè khắp năm châu.

Nghề đan cót truyền thống có đang bị mai một?

Xin được trả lời các bạn là có đấy, cái nghề này đang dần mai một. Nếu như quay lại quá khứ, với những gì đã làm được, nghề đan cót đã có một thời hoàng kim, một thời kì thịnh vượng, thì ắt hẳn nó phải lùi lại để tạo tiền đề cho những sự phát triển của các ngành nghề công nghệ tiên tiến hơn, mang lại hiệu quả cho đời sống, nhu cầu con người.

Nói như vậy không phải là cót tre sẽ bị quên lãng, mà là hiện nay muốn để đan cót tre phát triển phải thay đổi dây chuyền sản xuất, đầu tư về máy móc, thiết bị cộng nghệ cao, bên cạnh đó là phải sáng tạo nên nhiều mẫu mã đa dạng, phù hợp cho từng nhu cầu lựa chọn của khách hàng. Hiện nay cót tre đang được sử dụng nhiều trong xây dựng, và trang trí nội thất vì những lợi ích mà chúng đem lại.

Xem thêm: Cót tre, mê bồ được sử dụng trong trang trí kiến trúc như thế nào?

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ TẢI BÁO GIÁ





(*) Thông tin bắt buộc